Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

VietinBank áp dụng lãi suất chỉ từ 10% cho vay mua nhà tại Vingroup

Từ nay đến hết 31/12, khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Công thương Việt nam (VietinBank) để mua nhà dự án Khu đô thị sinh thái Vincom Village của Tập đoàn Vingroup sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ 10%/năm cố định trong 6 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >> 

Trong 6 tháng tiếp theo, khách hàng sẽ được ưu đãi giảm lãi suất lên tới 5%/năm so với mức lãi suất cho vay tương ứng tại VietinBank. Hạn mức cho vay đến 70% nhu cầu của khách hàng với thời gian vay vốn tối đa là 20 năm.
Cùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn trong chương trình “5.000 tỷ chung tay xây nhà mơ ước”, hướng tới các khách hàng có nhu cầu vay để mua nhà ở/nhận quyền sử dụng đất ở; vay xây dựng và sửa chữa nhà ở; vay mua nhà dự án thuộc danh mục của chương trình, VietinBank và Tập đoàn Vingroup vừa ký hợp đồng liên kết với cam kết đưa ra những hỗ trợ đặc biệt đối với khách hàng mua nhà tại 3 dự án lớn của Vingroup, bao gồm: Royal City, Vincom Village và Times City.
Đối với 2 dự án chung cư cao cấp Royal City và Times City, khách hàng ký hợp đồng và giải ngân trong cùng khoảng thời gian trên sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ 12%/năm cố định tới 12 tháng và thời gian cho vay lên đến 15 năm.
Với hơn 40 dự án liên kết trên toàn quốc và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình một căn nhà với mức giá hợp lý cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn từ VietinBank và các đối tác liên kết trong chương trình “5.000 tỷ chung tay xây nhà mơ ước”.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Ngân hàng đang 'xơi' 6% chênh lệch lãi suất?

Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước định hướng lãi suất tiền vay ngắn hạn giảm về 15%/năm đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, cần phải giảm lãi tiền vay ngắn hạn xuống 8%/năm, trung dài hạn 12%/năm.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Định hướng lãi vay 15%/năm, trong khi lãi tiền gửi chỉ 9%/năm của Ngân hàng Nhà nước đang dấy lên khúc mắc: ngân hàng đang "xơi" 6%/năm, trong khi doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Thực hư con số này như thế nào?

Ngân hàng đang "xơi" 6%?
Theo phân tích của một chuyên gia ngân hàng, giả định trong số 100 đồng mà tổ chức tín dụng huy động kỳ hạn dưới 12 tháng, lãi suất 9%/năm thì theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003, mức trích lập dự phòng rủi ro VND kỳ hạn này phải là 3%; dự trữ thanh khoản 10%, còn 87%, hay 87 đồng.
Như thế, lãi suất thực của một đồng vốn huy động để cho vay ra chưa tính các chi phí khác là: 9% : 87% = 10,34% (1) và một khoản khác mà tổ chức tín dụng phải chi là dự phòng chung 0,75% trên mỗi đồng vốn huy động (2). Lấy (1) + (2), sẽ bằng 11,09%.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn phải chi một loạt chi phí như: khấu hao tài sản đầu tư, thiết kế sản phẩm tiền gửi, thuê phòng giao dịch, đường truyền mạng, thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm... tiền lương, đều phải tính vào giá vốn và được phân bổ vào trong đó dù co kéo đến mấy thì khoản này cũng tương đương 1% đối với mỗi đồng vốn huy động được.

Tóm lại, chi phí thực tế trên mỗi đồng vốn mà tổ chức tín dụng huy động được lên tới 12,09% và so với lãi vay bị Ngân hàng Nhà nước "định hướng" là 15%/năm thì phần chênh lệch thực tế giữa huy động và cho vay mà ngân hàng thương mại giữ lại, tất nhiên chưa tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 2,91% chứ không phải 6% như nhiều người vẫn đề cập.
So với các loại hình đầu tư khác, tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn/năm chưa tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ ở mức 2,91% là quá thấp.
Thứ hai, thêm một yếu tố không thể không tính đến là các khoản tiền gửi trước đây có kỳ hạn 3 - 4 tháng đã thỏa thuận lãi suất phải trả khách hàng là 12% - 13% - 14%/năm thì kể cả khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất tiền gửi 9% thì ngân hàng thương mại cũng không thể điều chỉnh ngay xuống mức này.

Bởi lẽ, không một khách hàng nào chấp thuận yêu cầu đó, nhất là trong điều kiện khát vốn như thời gian qua, những khách hàng nắm giữ tiền tỷ trở lên thường xuyên so đo, mặc cả từng đồng với ngân hàng. Do vậy, ngân hàng thương mại vẫn phải trả lãi khoản tiền gửi đó như đã cam kết trong hợp đồng, sau đó mới có thể điều chỉnh giảm lãi theo yêu cầu hiện nay của Ngân hàng Nhà nước.

Chưa kể, trong hầu hết các hợp đồng tiền gửi hiện nay đều có kỳ hạn từ 1 - 3 tháng với lãi suất đầu vào bình quân trên 11% - 13%/năm, thậm chí có nhiều món lên tới 15%/năm, nhất là những ngân hàng yếu thanh khoản. Vậy nên, so với mức trần lãi suất tiền vay ngắn hạn 15%/năm, không gian để ngân hàng thương mại cân đối lời lãi là chật hẹp.
Thứ ba, ngoài các thành tố liên quan đến chi phí vốn như nói trên, trong quá trình hoạt động, mỗi một khoản tín dụng bắt đầu từ nhóm 2 đến 3,4,5 đều phải trích lập theo quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, đủ thấy những ngày này, ngân hàng thương mại đang phải co kéo từng đồng để vừa duy trì hoạt động, vừa đạt chỉ tiêu lợi nhuận mà Hội đồng Quản trị đã ra nghị quyết cũng như giảm lãi suất tiền vay để chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nợ xấu toàn hệ thống đang ở mức rất cao.

Cơ hội của sàng lọc

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Kế toán Ngân hàng Nhà nước phân tích, nếu đặt câu chuyện giảm lãi suất trong các mối liên hệ với thị trường vốn sẽ thấy một vấn đề hết sức đáng lo ngại. Thị trường vốn Việt Nam hiện rất chông chênh do toàn bộ gánh nặng đều đổ dồn lên hệ thống ngân hàng.

Trước hết, do ngân hàng gánh vác toàn bộ chức năng thị trường vốn nên phần lớn các doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ vốn quá thấp và không chịu nổi mỗi khi lạm phát bùng phát, Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt tiền tệ như từng diễn ra khá nhiều lần kể từ 2008 đến nay.

Điều này trái ngược hoàn toàn so với hệ thống ngân hàng các nước phát triển. Ở đó, không bao giờ ngân hàng cho vay doanh nghiệp khi mà hệ số tự tài trợ quá thấp như ở Việt Nam. Các quốc gia này xếp hạng doanh nghiệp rất cụ thể, rõ ràng và mức tài trợ cũng tương thích với sự xếp hạng đó theo nguyên lý: rủi ro càng cao thì lãi suất phải cao.

Hai là, nhiều năm gần đây, việc cấp phép thành lập doanh nghiệp quá dễ dãi, thiếu sự cân nhắc đã tạo ra sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp quá lớn trong một thời gian không dài, trong khi số doanh nghiệp có thực lực tài chính tốt không nhiều. Rất nhiều doanh nghiệp vốn tự có chỉ vài chục triệu nhưng vẫn cứ thành lập và khai vống vốn điều lệ lên, sau đó, tìm mọi cách chạy dự án và vay mượn ngân hàng hoặc bên ngoài.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Nợ xấu: Chủ ngân hàng không thể vô can

  
Những tưởng với lãi suất cho vay cao, các NH phải là những cỗ máy in tiền, ung dung ngồi rung đùi hưởng lợi. Thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Theo một báo cáo mới đây của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, khoảng 1/3 các ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay đang ở trong tình trạng tài chính nguy kịch, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, có khả năng mất vốn.

                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Báo lãi to, che nợ lớn
Dẫu trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, các NHTM đều khoe lãi khủng, thế nhưng, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy các ngân hàng đã che giấu ít nhất 50% nợ xấu, theo đó, số nợ xấu hiện vào khoảng 240.000 tỷ đồng, tương đương với 10% tổng dư nợ của các NH TM.
Về lý thuyết, nợ xấu là những khoản nợ có khả năng mất vốn. Với khoảng 10% nợ xấu, coi như hệ thống các NH thương mại có thể phá sản về mặt kỹ thuật. Nhìn qua cái đống nợ xấu ấy, có thể thấy tập trung vào mấy nhóm chính:
Thứ nhất, các khoản cho vay dính đến mấy "ông lớn" của nhà nước như Vinashin, Vinaline, EVN... Mỗi ông này đều có những khoản nợ xấu, ít thì dăm bảy trăm tỷ, lớn thì cả ngàn tỷ, thậm chí như Vinashin, những khoản nợ xấu lên đến cả chục ngàn tỷ. Mà điển hình nhất là Habubank, đến khi đưa ra bàn chuyện sáp nhập thì mới biết nợ xấu đã chiếm gần hết vốn. Trong đó khoản nợ lớn nhất chính cho vay Vinashin.
Thứ hai, những khoản dính đến bất động sản (BĐS) hoặc liên đới đến BĐS. Những khoản này nằm rải rác cả trong khối DN lẫn cá nhân. Với DN thì vay vốn đầu tư vào các dự án, nhưng tiến độ thu hồi vốn không như mong muốn. Một phần khác, vay vốn trá hình dưới dạng tiêu dùng hay kinh doanh nhưng lại đầu tư đúng mục đích mà đổ tiền vào BĐS hay chứng khoán. Khi hai mảng này đông cứng, những khoản nợ này thành đống nợ... thối.
Thứ ba, một phần của khoản nợ xấu là những hợp đồng bảo lãnh nhập thiết bị của các NH với các dự án như xi măng, sắt thép, và các ngành sản xuất khác. Thị trường xấu, các dự án không đi vào hoạt động như mong muốn nên không có khả năng trả nợ. Là người bảo lãnh, các NHTM phải oằn lưng trả thay.
Đành rằng thị trường xấu, số nợ xấu sẽ tăng cao, nhưng ta hãy xem "miếng bánh" nợ xấu này được phân chia thế nào. Theo số liệu của NH NN đến 31/03/2012, khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm tỷ trọng tới 50,5%; nhóm thứ hai là khối thương mại cổ phần với 27,8%; nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm 4,2%; nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 17,5%.
Về lý, tỷ trọng nợ xấu có liên quan đến thị phần tín dụng. Thị phần càng lớn, thì miếng bánh nợ xấu càng lớn. Nhưng xem kỹ hơn một chút, khối các NH TM quốc doanh với thị phần tín dụng chỉ xấp xỉ 40%, nhưng chiếm tới hơn nửa số nợ xấu. Trong khi đó, Với các NH TM cổ phần đứng đầu về thị phần tín dụng với 50,64% nhưng nợ xấu chỉ 27,8%. Với các NH nước ngoài, với 10,7% thị phần tín dụng nhưng nợ xấu chỉ chiếm 4,2%.
Một chuyên gia ngành NH cho rằng: Từ khi mở cửa thị trường tài chính, theo đó là sự ra đời của các NH TM cổ phần, các NH liên doanh... các NH TM quốc doanh bị chảy máu chất xám. Những nhân lực có chất lượng cao đã tìm bến đỗ mới ở các NH TM ngoài khối quốc doanh, với những ưu đãi về chế độ tiền lương. Hơn thế là môi trường làm việc, là cơ hội thăng tiến...
Ép DN, NH hại mình
Không chỉ chảy máu chất xám, khối NH TM nhà nước còn chịu sự xâm nhập của những nguồn nhân lực không kiểm soát nổi chất lượng. Dẫu rằng, với các NH TM cũng ban hành đầy đủ các quy trình tuyển chọn cán bộ với những tiêu chí cao ngất trời, nhưng "trăm cái lý không bằng tý cái tình", nên cái quy luật đã nói ở trên vẫn nghiễm nhiên tồn tại. Với thực tế nguồn nhân lực ấy lại thêm sự chi phối của quan hệ lợi ích khi thẩm định các dự án, các NH thương mại NN đã bị "dính đòn" nhiều hơn khi thị trường có diễn biến xấu.
Về mặt lý thuyết, cán bộ tín dụng NH phải có năng lực phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời của các dự án cũng như phòng ngừa trước được những rủi ro có thể xẩy ra. Cán bộ tín dụng phải có năng lực tư vấn cho các DN về thị trường, về sản phẩm, về khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi... Tuy nhiên, thực tế các cán bộ tín dụng quan tâm nhất là chỉ là tăng dư nợ tín dụng cho đủ chỉ tiêu và thu hồi vốn an toàn để khỏi vướng trách nhiệm.
Một DN vận tải sở hữu trong tay gần trăm đầu xe nhưng vốn tự có chỉ vài chục tỷ, phần còn lại được NH cho vay theo cách mua trả góp. Khi thị trường tốt, hàng tháng có doanh thu, cứ thế trả lãi và một phần gốc đều đặn theo tiến độ cho NH. Khi thị trường xấu, thời hạn trả gốc và lãi đến, nhưng không lo đủ vốn để trả nợ. Cán bộ tín dụng tư vấn là, "bác xoay tạm đâu đó trả nợ cũ, xong đó, bọn em sẽ cho vay tiếp". Nghe lời, anh mang sổ đỏ ra vay lãi ngày của tín dụng đen. Sau khi trả đủ nợ cho NH, khoản vay mới không được duyệt, trong khi đó những khoản nợ vay nặng lãi cứ lãi mẹ đẻ lãi con, chủ nợ mang đầu gấu đến siết nhà, siết xe. Anh trở thành kẻ trắng tay.
Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM chỉ có thể "sống" được khi hoạt động SXKD của DN có hiệu quả và phát triển. Khi thị trường xấu, các DN lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nợ đọng, nợ xấu tăng cao. Nếu các NH thương mại không có sự chia sẻ với các DN, chỉ mong được việc của mình, vô tình họ đang bóp nghẹt nguồn sống lâu dài của chính mình.
Trong bối cảnh u ám của nền kinh tế, khi những dự báo lạc quan nhất cũng chỉ có thể đưa ra con số tăng trưởng GDP xấp xỉ 6%/năm, trong khi đó mấy ông lớn NH vẫn khống chế mức lãi 15%/năm như một sự ban ơn.
Theo một nguồn tin từ VCCI, trong một năm qua, có khoảng 200 ngàn DN thua lỗ, phá sản và ngừng hoạt động. Ngoài những nguyên nhân khách quan về thị trường, trong đó có một phần rất quan trọng từ các NHTM, người được coi là "bà đỡ" cho các dự án sinh lợi. DN hông sống nổi, các NHTM lâm vào khó khăn. Trong cái đống nợ xấu mà các NHTM đang phải gánh, có một phần rất lớn từ chính sách tài chính tiền tệ. Trong đó các ông chủ nhà bank không thể vô can.

 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Bài học từ thời vỡ quỹ tín dụng

Giai đoạn 1988-1989, gần 100 Quỹ tín dụng nhân dân đã bị “vỡ” chỉ sau 2 năm thành lập. 


Bài liên quan : <<  Habubank nợ nần đã được khắc phục  >>
                         <<  Habubank nợ nần là sai  >>

 
Từ bài học đổ vỡ này, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) thời kỳ đó đã chỉ ra cái gốc nợ xấu của các ngân hàng hiện nay là từ đâu.


Vỡ quỹ vì cấp phép tràn lan
Cấp giấy phép cho các quỹ tín dụng tràn lan, không rõ tiêu chí, không có cơ sở đảm bảo an toàn; Đội ngũ cán bộ làm quỹ thiếu trình độ, nghiệp vụ quản lý, nhất là hoạt động vay- trả và việc kiểm tra, giám sát của NHNN không sát sao, kém hiệu lực… nên dẫn tới đổ vỡ hệ thống Quỹ TDND. Đây là bài học lớn chưa hết tính thời sự”.
Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm

Ông Kiêm kể: “Năm 1988-1989, thành lập gần 100 Quỹ TDND, với tổng vốn huy động và cho vay trên 1.000 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau 2 năm hoạt động, đã bị đổ vỡ. Có 3 nguyên nhân lớn dẫn tới sự đổ vỡ của Quỹ TDND.

Thứ nhất, việc cấp giấy phép cho các quỹ này rất tràn lan, không rõ tiêu chí, không có cơ sở đảm bảo an toàn. Thứ hai, đội ngũ cán bộ làm quỹ thiếu trình độ, nghiệp vụ quản lý, nhất là hoạt động vay- trả. Ba là, việc kiểm tra, giám sát của NHNN không sát sao, kém hiệu lực… nên dẫn tới đổ vỡ thôi.


Soi vào tình hình hệ thống ngân hàng hiện nay, nếu ngân hàng nào có biểu hiện của các khuyết điểm trên thì hoạt động không tốt, có nợ xấu cao.


Có thể nói, đây là thời điểm nợ xấu cao nhất. Dù con số nợ xấu là 10% hay 8,6% thì cũng cho thấy, nợ xấu của ngân hàng đang rất nghiêm trọng.


Nợ xấu sẽ còn tăng nữa khi chúng ta tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng yếu kém, kiểm toán và minh bạch tài chính.


Trong lúc này, các biện pháp xử lý nợ xấu lại chưa thống nhất, chưa có cơ sở nào để đảm bảo xử lý cái cũ, ngăn chặn cái mới gia tăng.


Trong nhiều năm qua, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) luôn tìm cách lẩn tránh chỉ đạo của NHNN về huy động và cho vay. Ông nghĩ sao về thực tế này?


Đúng, gần đây nhất, NHNN chỉ đạo các ngân hàng giảm ngay lãi suất nợ cũ về dưới 15%/năm. Thế nhưng, chỉ một vài ngân hàng thực hiện, số khác vẫn làm theo quy định của riêng họ.


Nguyên nhân chính là do NHNN đưa ra chủ trương nhưng không có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát và phát hiện sai phạm của NHNN không kịp thời, hoặc phát hiện nhưng không có chế tài xử lý nghiêm minh.


Do đó, một số ngân hàng “nhờn”, không chấp hành kéo theo các nhà băng khác cũng chẳng vội thực hiện.
Nhưng quan trọng hơn, do lợi ích cục bộ và bản thân ngân hàng không đủ điều kiện thực hiện. Bằng chứng là, cả ngân hàng tốt và yếu kém đều cố tình giấu nợ xấu.


Vì nếu công khai hết, ngân hàng sẽ phải tăng trích dự phòng rủi ro, có thể dẫn tới bị giảm lợi nhuận, giá cổ phiếu giảm, cổ đông phản ứng. Nhất là, ngân hàng có nhiều nợ xấu sẽ bị xếp vào nhóm yếu kém, bị NHNN xử lý.
Gần đây, nợ xấu tăng nhanh là vì sao, thưa ông?
Nợ xấu tăng do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do ngân hàng cho vay dễ dãi, không kiểm soát chặt chẽ, không nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời, quá ưu ái cho “doanh nghiệp ruột” hay “sân sau”.


Mà chỗ nào có những tồn tại này thì rủi ro cho vay rất lớn, tùy thuộc vào mức độ, mối quan hệ… Mối quan hệ giữa ngân hàng- doanh nghiệp dựa trên sự tín nhiệm và quan hệ lợi ích đôi bên cùng có lợi.


Nhưng “quan hệ” hiểu theo nghĩa vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà nhẹ tay, làm sai quy định, thì sớm muộn cũng sẽ dẫn tới rủi ro.
Nhất là trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng cho vay 60-70% giá trị dự án, nhưng khi định giá tài sản lại nâng giá gấp vài lần, tức là có 1 đồng, thổi giá thành 2 đồng, nên doanh thu, lợi nhuận làm ra không thể bù được khoản vay.


Mà khi ngân hàng và doanh nghiệp đã móc nối với nhau, thì bất cứ chỗ nào sơ hở là xảy ra rủi ro, nợ xấu tăng lên.
Chỉ khác nhau về mức độ thôi. Doanh nghiệp nhà nước có khoản vay lớn nên xảy ra rủi ro thì tổn thất lớn hơn. Đây chính là mảng tối trong mối quan hệ giữa ngân hàng- doanh nghiệp hiện nay. 

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

BOJ giữ nguyên lãi suất

Ngày 11/7/2012, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ và giữ nguyên quan điểm rằng nền kinh tế của nước này đang tăng trưởng. 


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>


BOJ quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0 - 0,1% và không tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ thêm nữa, đồng thời điều chỉnh chương trình cho vay và mua tài sản. Cụ thể, BOJ mua thêm cổ phiếu ngắn hạn, giảm lượng chào mua trong các giao dịch thị trường với lãi suất cố định, do đó BOJ có thể giữ nguyên quy mô của chương trình cho vay và mua tài sản ở mức 70 nghìn tỷ yên (tương đương 879 tỷ USD).
Liên quan đến dự báo các mức tăng trưởng, trong bản tổng kết quý, BOJ đã giảm dự báo lạm phát cho cả năm tính đến tháng ba năm sau xuống còn 0,2%, duy trì mức dự báo 0,7% đối với  lạm phát tiêu dùng cho năm tài chính tiếp theo.
BOJ  dự kiến tăng trưởng GDP  đạt 2,2% cho cả năm tính đến tháng ba năm sau, thấp hơn so với mức dự báo 2,3% được đưa ra hồi tháng tư, giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng 1,7%  cho năm tài chính tiếp theo.
Trước đó BOJ đã từng hai lần nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 2 và tháng 4 thông qua việc mở rộng chương trình mua tài sản nhằm thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát mục tiêu ở mức 1%.